Theo cổng thông tin điện tử về công tác lãnh sự của Bộ Ngoại Giao Việt Nam, tháng 10/2019, Việt Nam đã cập nhật danh sách các nước và loại giấy tờ được miễn hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự Việt Nam. Vậy hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự là gì? Việt Nam sẽ miễn hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự các loại giấy tờ nào kể từ cuối năm 2019. Chug ta cùng tìm hiểu.
Hợp pháp hóa lãnh sự là gì?
Hợp pháp hóa lãnh sự là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam.
Chứng nhận lãnh sự là gì?
Chứng nhận lãnh sự là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của Việt Nam để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng ở nước ngoài.
Danh sách các nước và loại giấy tờ được miễn hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự Việt Nam
[table “28” not found /]Ghi chú:
– Theo quy định tại Điều 9.4 Nghị định số 111/2011/NĐ-CP ngày 5/12/2011 của Chính phủ về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự, giấy tờ, tài liệu mà cơ quan tiếp nhận của Việt Nam hoặc của nước ngoài không yêu cầu phải HPH, CNLS phù hợp với quy định pháp luật tương ứng của Việt Nam hoặc của nước ngoài thì cũng được miễn HPH, CNLS.
– Việc thực hiện theo các Hiệp định nêu trên không ảnh hướng đến việc HPH, CNLS giấy tờ theo yêu cầu của công dân tại các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam nhằm tạo thuận lợi cho công dân theo quy định tại Điều 10.2 Thông tư 01/2012/TT-BNG ngày 20/3/2012 của Bộ Ngoại giao Hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 111/2011/NĐ-CP ngày 5/12/2011 của Chính phủ về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.
– (*) Liên bang Nga: Cơ quan Tư pháp là các Tòa án, Viện kiểm sát và các cơ quan khác có thẩm quyền về các vấn đề dân sự và hình sự (Văn phòng công chứng, Công ty luật) theo pháp luật của nước nơi cơ quan này có trụ sở.
– (**) Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa: Đối với giấy tờ như bằng cấp, chứng chỉ, lý lịch tư pháp (xác nhận không tiền án, tiền sự) và các giấy tờ liên quan khác do cơ quan công chứng của Trung Quốc hoặc cơ quan có thẩm quyền khác (bao gồm Hồng Kông, Ma Cao) chứng nhận, sau đó được Vụ Lãnh sự Bộ Ngoại giao Trung Quốc (hoặc cơ quan ngoại vụ địa phương Trung Quốc được ủy quyền) chứng thực thì phải HPH tại CQĐD Việt Nam tại Trung Quốc (Căn cứ theo nội dung công hàm trao đổi giữa Cục Lãnh sự và ĐSQ Trung Quốc tại Việt Nam).
Nếu các bạn đang cần thực hiện thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự trong ngày thì PNVT có thể hỗ trợ. Hãy gọi PNVT để được tư vấn và hỗ trợ thêm các dịch vụ khác như: dịch thuật, công chứng tư pháp, xin giấy phép lao động, xin cấp thẻ tạm trú, gia hạn visa cho người nước ngoài tại Việt Nam.