Home Dịch vụ HPHLS, CNLS Sở ngoại vụ TPHCM Hợp pháp hóa lãnh sự cam kết nước ngoài có bắt buộc không?

Hợp pháp hóa lãnh sự cam kết nước ngoài có bắt buộc không?

Cam kết hay cam đoan là văn bản ràng buộc nghĩa vụ giữa các bên theo nội dung đã thỏa thuận. Trường hợp một trong các bên không thực hiện đúng theo nội dung cam kết thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Với những bản cam kết trong nước, thì sẽ đương nhiên có giá trị pháp lý khi đảm bảo đủ chữ ký của các bên giao dịch. Tuy nhiên, nếu là bản cam kết nước ngoài thì phải có thêm con dấu xác nhận hợp pháp hóa lãnh sự trước khi đưa vào VN sử dụng.

Hợp pháp hóa lãnh sự cam kết nước ngoài có bắt buộc không?

Hợp pháp hóa lãnh sự cam kết nước ngoài là việc xác thực thông tin của các bên trong bản cam kết thông qua chữ ký, con dấu và chức danh đã được thể hiện trên nội dung của văn bản. Vậy thủ tục hợp thức hóa bản cam kết có phải là việc bắt buộc hay không?

Về nguyên tắc chung, mọi giấy tờ nước ngoài khi đưa về VN sử dụng đều phải thông qua thủ tục hợp thức hóa. Vì thông tin của các đơn vị nước ngoài trình bày trên bản cam kết, phải được cơ quan Việt Nam kiểm chứng tính chính xác thì mới có giá trị pháp lý.

Nếu không có con dấu xác nhận hợp pháp hóa trên bản cam kết hay những giấy tờ nước ngoài khác, cơ quan Việt Nam sẽ từ chối tiếp nhận, xử lý hồ sơ. Bạn phải bổ sung văn bản hợp lệ kịp thời theo yêu cầu của đơn vị VN.

Bên cạnh đó, một số trường hợp bản cam kết nước ngoài cũng có thể được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định pháp luật Việt Nam hoặc những Điều ước quốc tế mà VN đã tham gia, ký kết.

Hợp pháp hóa lãnh sự cam kết nước ngoài

Trường hợp miễn hợp pháp hóa lãnh sự cam kết nước ngoài

Các trường hợp được xét miễn hợp pháp hóa lãnh sự cam kết nước ngoài bao gồm:

  • Cam kết được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên, hoặc dựa trên nguyên tắc có đi có lại.
  • Cam kết được chuyển giao trực tiếp hoặc thông qua đường ngoại giao giữa cơ quan có thẩm quyền Việt Nam và cơ quan có thẩm quyền nước ngoài.
  • Cam kết được miễn hợp pháp hóa theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Cam kết mà cơ quan tiếp nhận của Việt Nam hoặc của nước ngoài không yêu cầu phải hợp pháp hóa lãnh sự phù hợp với quy định pháp luật tương ứng của Việt Nam hoặc của nước ngoài.

Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự được thực hiện hay không còn phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể? Nếu cam kết giữa các đơn vị giao dịch, thuộc vào trường hợp miễn hợp pháp hóa nêu trên, thì bạn không cần thực hiện thủ tục này.

Lệ phí hợp pháp hóa lãnh sự cam kết nước ngoài

Nếu bạn không thuộc trường miễn hợp thức hóa, thì khi tiến hành xin dấu xác nhận hợp pháp từ cơ quan VN, bạn cần phải đóng lệ phí theo quy định pháp luật. Mức lệ phí hợp pháp hóa lãnh sự cam kết nước ngoài là 30.000 đồng/lần; phí cấp bản sao là 5.000 đồng/lần.

Bên cạnh đó, bạn còn cần chuẩn bị một số lệ phí khác như chi phí chứng nhận lãnh sự(theo quy định nước ngoài), dịch thuật, công chứng giấy tờ… Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý về một số trường hợp được miễn lệ phí hợp pháp hóa như sau:

  • Phục vụ trực tiếp cho hoạt động của cơ quan nhà nước Việt Nam(Đảng/Quốc hội/Chính phủ và các Bộ, cơ quan ngang Bộ);
  • Theo điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia và ký kết;
  • Theo thỏa thuận có quy định về việc miễn lệ phí hợp pháp hóa;
  • Miễn lệ phí hợp pháp hóa của cá nhân/tổ chức nước ngoài trên cơ sở quan hệ ngoại giao “có đi có lại” và các trường hợp đối ngoại khác theo quyết định của Bộ Ngoại giao.

Chỉ cần bạn trao cho chúng tôi một cơ hội, PNVT cam kết sẽ hỗ trợ hết mình để bạn có được con dấu hợp thức hóa lãnh sự hợp pháp. Liên hệ ngay cho chúng tôi qua số Hotline để được tư vấn cụ thể hơn!

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.