Khi bạn muốn sử dụng giấy xác nhận kinh nghiệm làm việc, xác nhận tạm trú, xác nhận điều chuyển công tác…(gọi chung là giấy xác nhận) do cơ quan nước ngoài cấp phép ngay tại Việt Nam, thì cần chuẩn bị thêm bản hợp pháp hóa lãnh sự giấy xác nhận. Để đảm bảo giá trị pháp lý, cũng như các thông tin đã được cung cấp trên văn bản xác nhận. Quy trình hợp pháp hóa lãnh sự cụ thể như sau:
Điều kiện hợp pháp hóa lãnh sự giấy xác nhận nước ngoài
Điều kiện để hợp pháp hóa lãnh sự giấy xác nhận nước ngoài, bao gồm:
- Nội dung giấy xác nhận nước ngoài còn nguyên vẹn, không bị sửa chữa hay có dấu hiệu tẩy xóa mà chưa được đính chính theo pháp luật;
- Giấy xác nhận không có chi tiết mâu thuẫn với các giấy tờ, tài liệu có liên quan;
- Xác nhận là tài liệu thật, được cấp và chứng nhận đúng thẩm quyền;
- Chữ ký, con dấu trên bản gốc xác nhận phải rõ ràng không bị mờ nhòe;
- Nội dung giấy xác nhận nước ngoài không xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước Việt Nam.
Quy trình hợp pháp hóa lãnh sự giấy xác nhận nước ngoài
Để tiến hành hợp pháp hóa lãnh sự giấy xác nhận nước ngoài, bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ với các giấy tờ sau:
- Tờ khai hợp pháp hóa lãnh sự theo mẫu LS/HPH-2012/TK hoặc mẫu đơn trực tuyến;
- Bản sao giấy tờ tùy thân(CMND/CCCD/Hộ chiếu) của người đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự khi nộp qua đường bưu điện. Trường hợp nộp trực tiếp, chỉ cần xuất trình bản chính;
- Giấy xác nhận nước ngoài đã được chứng nhận lãnh sự bởi các cơ quan có thẩm quyền;
- Bản sao giấy xác nhận + bản dịch thuật xác nhận sang tiếng Việt/tiếng Anh(đính kèm bản chụp để lưu trữ hồ sơ).
Sau khi có đủ giấy tờ hợp lệ, bạn mang hồ sơ đến nộp tại cơ quan có thẩm quyền hợp pháp hóa lãnh sự của Việt Nam để được xem xét, giải quyết.
Miễn hợp pháp hóa lãnh sự giấy xác nhận nước ngoài
Các trường hợp xét miễn hợp pháp hóa lãnh sự giấy xác nhận nước ngoài được quy định tại Điều 9 Nghị định 111/2011/NĐ-CP. Cụ thể bao gồm:
- Theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên, hoặc dựa trên nguyên tắc có đi có lại;
- Xác nhận được chuyển giao trực tiếp qua đường ngoại giao giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài;
- Miễn trừ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Cơ quan tiếp nhận của Việt Nam hoặc nước ngoài không yêu cầu hợp pháp hóa lãnh sự phù hợp với quy định pháp luật tương ứng của Việt Nam hoặc nước ngoài.
Nếu bạn còn thắc mắc khác liên quan đến việc hợp pháp hóa lãnh sự giấy xác nhận nước ngoài hoặc cần hỗ trợ xử lý nhanh chóng hơn, hãy gọi ngay vào số Hotline của PNV!.
Xem thêm: