Người nước ngoài sở hữu bằng đại học Indonesia, muốn xin giấy phép lao động(GPLĐ) tại Việt Nam, cần phải hợp pháp hóa lãnh sự cho văn bằng để đảm bảo giá trị pháp lý khi sử dụng tại Việt Nam. Nếu bạn quá bận rộn, không có thời gian tìm hiểu và xử lý thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự bằng đại học Indonesia xin GPLĐ, hãy liên hệ ngay với PNV để được hỗ trợ.
Trường hợp không được hợp pháp hóa bằng đại học Indonesia
Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 111/2011/NĐ-CP, các trường hợp không được hợp pháp hóa lãnh sự bằng đại học Indonesia để xin giấy phép lao động Việt Nam, bao gồm:
- Bằng đại học Indonesia bị sửa chữa, tẩy xóa nhưng không được đính chính theo quy định pháp luật;
- Vằn bằng Indonesia mâu thuẫn với giấy tờ liên quan trong bộ hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự;
- Bằng đại học Indonesia là tài liệu giả hoặc đã được cấp, chứng nhận sai thẩm quyền pháp luật;
- Chữ ký, con dấu trên bằng đại học Indonesia không phải là chữ ký gốc, con dấu gốc;
- Nội dung bằng đại học Indonesia xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước Việt Nam.
Hợp pháp hóa lãnh sự bằng đại học Indonesia xin GPLĐ
Hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự bằng đại học Indonesia xin giấy phép lao động, bao gồm:
- Tờ khai hợp pháp hóa lãnh sự theo mẫu LS/HPH-2012/TK hoặc sử dụng mẫu đơn trực tuyến;
- Bản sao giấy tờ tùy thân(CMND/CCCD/Hộ chiếu) của người đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự khi nộp hồ sơ qua đường bưu điện. Trường hợp đến nộp trực tiếp, thì chỉ cần xuất trình bản chính;
- Bằng đại học đã được cơ quan có thẩm quyền của Indonesia chứng nhận;
- Bản sao + bản chụp bằng đại học Indonesia;
- Bản dịch + bản chụo văn bản dịch thuật bằng đại học Indonesia sang tiếng Việt/tiếng Anh.
Sau khi chuẩn bị đủ giấy tờ hợp lệ, bạn mang hồ sơ đến nộp tại cơ quan có thẩm quyền hợp pháp hóa lãnh sự của Việt Nam, để được giải quyết.
Khi nào được miễn hợp pháp hóa bằng đại học Indonesia?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 01/2020/TT-BTP, trường hợp miễn hợp pháp hóa lãnh sự bằng đại học Indonesia được quy định như sau:
“Các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp cho cá nhân như hộ chiếu, thẻ căn cước, thẻ thường trú, thẻ cư trú, giấy phép lái xe, bằng tốt nghiệp, chứng chỉ và bảng điểm kèm theo bằng tốt nghiệp, chứng chỉ thì không phải hợp pháp hóa lãnh sự khi chứng thực bản sao từ bản chính. Trường hợp yêu cầu chứng thực chữ ký người dịch trên bản dịch các giấy tờ này cũng không phải hợp pháp hóa lãnh sự.”
Lưu ý: trường hợp sử dụng bằng đại học Indonesia để xin cấp giấy phép lao động Việt Nam, thì buộc phải xin dấu hợp pháp hóa lãnh sự, không được xét miễn trừ( theo Nghị định 152/2020/NĐ-CP).
Nếu bạn không có thời gian tìm hiểu và tự xử lý thủ tục hợp pháp hóa bằng đại học Indonesia xin giấy phép lao động, hãy gọi ngay vào số Hotline của PNV để được hỗ trợ. Với phương châm hoạt động uy tín, phục vụ tận tình, chu đáo, chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ luôn hết mình để giúp khách hàng có được bản hợp thức hóa trong thời gian sớm nhất.
Xem thêm: