Hợp pháp hóa lãnh sự bằng đại học Ấn Độ là thủ tục cần thiết khi xin giấy phép lao động(GPLĐ). Thông qua việc hợp thức hóa, cơ quan/đơn vị tại Việt Nam có thể công nhận giá trị pháp lý của bằng đại học Ấn. Nếu bạn không có thời gian xử lý hoặc thiếu kinh nghiệm thực hiện thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự tài liệu Ấn Độ, hãy liên hệ ngay với PNV để được hỗ trợ.
Điều kiện hợp pháp hóa lãnh sự bằng đại học Ấn Độ xin GPLĐ
Điều kiện để hợp pháp hóa lãnh sự bằng đại học Ấn Độ xin giấy phép lao động, bao gồm:
- Bằng đại học Ấn Độ còn nguyên vẹn, không bị sửa chữa hay có dấu hiệu bị tẩy xóa mà chưa được đính chính hợp pháp;
- Nội dung bằng đại học Ấn Độ không mâu thuẫn với các giấy tờ, tài liệu khác có liên quan;
- Bằng đại học Ấn Độ phải là văn bằng thật, được cấp/chứng nhận đúng thẩm quyền;
- Con dấu, chữ ký trên bản gốc bằng đại học Ấn Độ phải rõ ràng, không bị mờ nhòe;
- Nội dung bằng đại học Ấn Độ không xâm phạm đến quyền và lợi ích của Nhà nước Việt Nam.
Hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự bằng đại học Ấn Độ xin GPLĐ
Hồ sơ cần chuẩn bị để xin dấu hợp pháp hóa lãnh sự bằng đại học Ấn Độ, bao gồm:
- Tờ khai hợp pháp hóa lãnh sự theo mẫu LS/HPH-2012/TK hoặc sử dụng mẫu đơn trực tuyến;
- Bản sao giấy tờ tùy thân(CMND/CCCD/Hộ chiếu) của người đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự khi nộp qua đường bưu điện(Trường hợp đến nộp trực tiếp thì chỉ cần xuất trình bản chính);
- Bằng đại học đã được chứng nhận lãnh sự bởi cơ quan có thẩm quyền của Ấn Độ;
- Bản sao bằng đại học Ấn Độ + bản dịch bằng đại học sang tiếng Việt/tiếng Anh(đính kèm 01 bản chụp tương ứng để cơ quan có thẩm quyền lưu hồ sơ).
Miễn hợp pháp hóa lãnh sự bằng đại học Ấn Độ
Theo Điều 6 Thông tư 01/2020/TT-BTP, Bằng đại học Ấn Độ có thể được miễn trừ hợp pháp hóa lãnh sự tại Việt Nam, nếu thuộc trường hợp sau:
“Các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp cho cá nhân như hộ chiếu, thẻ căn cước, thẻ thường trú, thẻ cư trú, giấy phép lái xe, bằng tốt nghiệp, chứng chỉ và bảng điểm kèm theo bằng tốt nghiệp, chứng chỉ thì không phải hợp pháp hóa lãnh sự khi chứng thực bản sao từ bản chính. Trường hợp yêu cầu chứng thực chữ ký người dịch trên bản dịch các giấy tờ này cũng không phải hợp pháp hóa lãnh sự.”
Tuy nhiên, trường hợp miễn hợp pháp hóa lãnh sự nêu trên sẽ không áp dụng cho mục đích hoàn tất hồ sơ xin cấp giấy phép lao động(theo Nghị định 152/2020/NĐ-CP).
Nếu cần tư vấn, đại diện xử lý thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự bằng đại học Ấn Độ để xin giấy phép lao động, hãy gọi ngay vào số Hotline của PNV – chuyên viên của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng suốt 24/7!
Xem thêm: