Đối tác cung cấp thủy hải sản đông lạnh cho công ty chúng tôi là doanh nghiệp Nhật Bản, cần nhập khẩu các lô thực phẩm đó vào thị trường VN. Và hàng hóa cũng đã được cấp Freezing Certificate và các chứng từ liên quan. Vậy chúng tôi có cần tiến hành hợp pháp hóa lãnh sự Freezing Certificate cũng như các chứng từ khác không?
PNVT sẽ giải đáp thắc mắc của quý công ty, ngay trong bài viết này!
Có bắt buộc hợp pháp hóa lãnh sự Freezing Certificate không?
Freezing Certificate là giấy chứng nhận đông lạnh, đảm bảo quy trình cấp đông của thủy hải sản an toàn, không gây hại cho thực phẩm. Chứng nhận này sẽ do các cơ quan có thẩm quyền chuyên môn thực hiện thẩm định và cấp phép cho đơn vị xuất nhập khẩu hàng hóa – thủy hải sản.
Theo quy định pháp luật, Freezing Certificate hay các chứng từ khác liên quan đến thực phẩm, muốn sử dụng tại VN thì đều phải thông qua việc hợp pháp hóa. Nếu không thực hiện thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự Freezing Certificate, thì không thể xác nhận nội dung chứng nhận có chính xác, đảm bảo giá trị pháp lý hay không?
Với con dấu xác nhận hợp pháp hóa lãnh sự của cơ quan nhà nước, thì các đơn vị/tổ chức VN có thể tin tưởng vào giá trị của chứng nhận/chứng từ xuất nhập khẩu. Vì cơ quan nước ngoài cấp chứng nhận là cơ quan hợp pháp, được công nhận thông qua việc xác nhận con dấu, chữ ký, chức danh trong phần nội dung chứng nhận.
Trường hợp miễn hợp pháp hóa lãnh sự Freezing Certificate
Bên cạnh các trường hợp bắt buộc hợp pháp hóa lãnh sự Freezing Certificate, bạn cũng cần lưu ý thêm về các diện được miễn trừ, cụ thể như sau:
- Freezing Certificate miễn trừ theo điều ước quốc tế mà VN và nước ngoài liên quan đều là thành viên hoặc dựa trên nguyên tắc có đi có lại;
- Freezing Certificate miễn trừ theo quy định của pháp luật VN;
- Freezing Certificate được chuyển giao trực tiếp qua đường ngoại giao giữa cơ quan có thẩm quyền của VN hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài;
- Freezing Certificate thuộc trường hợp cơ quan tiếp nhận tại VN không yêu cầu hợp thức hóa phù hợp với quy định pháp luật.
Vậy nếu doanh nghiệp Nhật Bản thuộc các trường hợp tại mục 2 bài viết này, thì không cần xin dấu hợp pháp hóa lãnh sự chứng từ xuất khẩu, trường hợp ngược lại thì thực hiện theo thủ tục ở mục 3 bài viết này.
Làm sao để hợp pháp hóa lãnh sự Freezing Certificate?
Muốn hợp pháp hóa lãnh sự Freezing Certificate, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
- Tờ khai hợp thức hóa theo mẫu LS/HPH-2012/TK hoặc dùng mẫu trực tuyến;
- Bản sao không chứng thực giấy tờ tùy thân của người nộp hồ sơ khi thực hiện theo phương thức chuyển hồ sơ qua đường bưu điện. Trường hợp đến nộp trực tiếp, thì chỉ cần xuất trình bản chính để cán bộ kiểm tra;
- Freezing Certificate đã được chứng nhận lãnh sự;
- Bản sao chụp Freezing Certificate;
- Bản dịch Freezing Certificate;
- Bản chụp văn bản dịch Freezing Certificate sang tiếng Việt/tiếng Anh.
Lưu ý: Bạn nên kiểm tra các loại chứng từ xuất nhập khẩu liên quan cũng cần hợp thức hóa trước khi thực hiện thủ tục, để nộp hồ sơ chung một lần nhằm tránh mất thời gian chờ đợi xử lý.
Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, cấp dấu hợp pháp hóa lãnh sự bao gồm:
- Cơ quan đại diện ngoại giao/cơ quan lãnh sự/cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam đang đặt tại nước ngoài;
- Cục Lãnh sự – Bộ ngoại giao VN;
- Sở ngoại vụ TPHCM;
- Cơ quan ngoại vụ tại các địa phương được ủy quyền tiếp nhận và trả kết quả.
Thời hạn xử lý: từ 01 đến 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ giấy tờ hợp lệ.
Nếu bạn muốn có được bản hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ nước ngoài/chứng từ xuất nhập khẩu trong thời gian ngắn nhất, thì hãy gọi ngay vào số Hotline của PNVT để được tư vấn và hỗ trợ!
Xem thêm: