Khi nói đến chứng nhận lãnh sự, chúng ta chia làm 2 mảng tài liệu theo quốc gia, một tài liệu là do nước ngoài cấp và một tài liệu là do Việt Nam cấp. Và như vậy, thì yêu cầu về loại giấy tờ cũng khác nhau.
Yêu cầu đối với tài liệu gốc do Việt Nam cấp
a) Là giấy tờ, tài liệu của Việt Nam để được công nhận và sử dụng ở nước ngoài.
b) Giấy tờ, tài liệu có thể đề nghị được chứng nhận lãnh sự là giấy tờ, tài liệu được lập, công chứng, chứng thực, chứng nhận bởi:
– Các cơ quan thuộc Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Toà án, Viện Kiểm sát; các cơ quan hành chính nhà nước Trung ương và địa phương.
– Cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
– Các tổ chức hành nghề công chứng của Việt Nam;
– Giấy tờ, tài liệu do cơ quan, tổ chức khác cấp, chứng nhận theo quy định của pháp luật bao gồm:
+ Văn bằng, chứng chỉ giáo dục, đào tạo;
+ Chứng nhận y tế;
+ Phiếu lý lịch tư pháp;
+ Giấy tờ, tài liệu khác có thể được chứng nhận lãnh sự theo quy định của pháp luật.
c) Mẫu con dấu, mẫu chữ ký và chức danh của các cơ quan và người có thẩm quyền nêu tại điểm b) phải được giới thiệu trước cho Bộ Ngoại giao.
Yêu cầu đối với tài liệu gốc do nước ngoài cấp
a) Là giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để được công nhận và sử dụng ở Việt Nam.
b) Giấy tờ, tài liệu có thể đề nghị được chứng nhận lãnh sự là giấy tờ, tài liệu được lập, công chứng, chứng thực, chứng nhận bởi:
- Đầu tiên, thường phải qua Phòng công chứng (Notary Office) xác nhận.
- Sau đó, các giấy tờ, tài liệu đã được công chứng này lại phải được nộp đến cơ quan ngoại giao có thẩm quyền của quốc gia nơi mà giấy tờ, tài liệu do các cơ quan có thẩm quyền/tổ chức của nước ngoài ban hành:
- Chẳng hạn, Bộ ngoại giao (như ở Hồng Kông, Mỹ)
- Hay một cơ quan có chức năng tương đương tùy từng nước:
- ví dụ: như Vụ Lãnh Sự thuộc Bộ Ngoại Giao (Consular Division – Ministry of Foreign Affairs Putrajaya Malaysia) của Malaysia
- Cục Tư Pháp Tokyo (Tokyo Legal Affair Bureau) của Nhật hay
- Học Viện Tư Pháp Singapore (Singapore Academy of Law) của Singapore để họ chứng nhận chữ ký và con dấu của công chứng viên đó là đúng với chữ ký của công chứng viên và con dấu của phòng công chứng đã được đăng ký với cơ quan ngoại giao có thẩm quyền tại nước nơi các giấy tờ, tài liệu được công chứng.
Bước phụ: Riêng đối với Mỹ thì có thêm một bước phụ nữa đó là Đổng lý Bang của tiểu bang sẽ chứng nhận chữ ký và con dấu của công chứng viên ở tiểu bang đó và sau đó, Bộ Ngoại Giao của Mỹ sẽ chứng nhận chữ ký và con dấu của Đổng lý Bang.
c) Giấy tờ, tài liệu do cơ quan, tổ chức khác cấp, chứng nhận theo quy định của pháp luật bao gồm:
+ Văn bằng, chứng chỉ giáo dục, đào tạo;
+ Chứng nhận y tế;
+ Phiếu lý lịch tư pháp;
+ Giấy tờ, tài liệu khác có thể được chứng nhận lãnh sự theo quy định của pháp luật.
d) Mẫu con dấu, mẫu chữ ký và chức danh của các cơ quan và người có thẩm quyền nêu tại điểm b) phải được giới thiệu trước cho Bộ Ngoại giao của Việt Nam.
Xem thêm Dịch vụ chứng nhận lãnh sự, Dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự