Giấy chứng tử sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các thủ tục phân chia tài sản của một người sau khi họ đã qua đời. Trường hợp một chủ thể chết ở nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền tại quốc gia sở tại cấp giấy chứng tử thì khi người thân muốn sử dụng giấy chứng tử đó tại Việt Nam cần phải thông qua việc hợp pháp hóa lãnh sự.
Giấy chứng tử (tên tiếng anh: Certificate of Death) là loại giấy tờ ghi nhận về tính pháp lý của sự kiện một cá nhân đã chết. Thân nhân có liên quan đến người đã chết tiến hành khai báo với cơ quan có thẩm quyền để chứng nhận về cái chết của người đó.
Hợp pháp hóa lãnh sự giấy chứng tử là gì?
Theo quy định pháp luật Việt Nam (VN), giấy chứng tử là một loại giấy tờ nằm trong lĩnh vực hộ tịch được cơ quan có thẩm quyền cấp cho người trong gia đình, thân nhân, người đại diện của người đã qua đời nhằm xác định tình trạng đã chết về mặt pháp lý.
Nội dung được thể hiện trên giấy chứng tử bao gồm: Thông tin cá nhân của người đã chết(họ tên, tuổi tác, giới tính, giấy tờ tùy thân), lý do chết, thời gian chết, địa điểm chết và một số thông tin khác có liên quan.
Giấy chứng tử được cấp tại nước ngoài muốn sử dụng tại Việt Nam cần thông qua việc hợp pháp hóa lãnh sự. Hiểu nôm na, thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự giấy chứng tử chính là việc cơ quan của VN chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy để công nhận giá trị sử dụng tại Việt Nam.
Hồ sơ cần chuẩn bị hợp pháp hóa lãnh sự giấy chứng tử
Hồ sơ cần chuẩn bị để hợp pháp hóa lãnh sự giấy chứng tử, bao gồm:
- Bản gốc giấy chứng tử cần hợp pháp hóa lãnh sự;
- Bản sao không cần chứng thực giấy chứng tử;
- Bản dịch + Bản chụp bản dịch thuật giấy chứng tử;
- Tờ khai hợp pháp hóa lãnh sự theo mẫu số LS/HPH-2012/TK hoặc sử dụng tờ khai hợp pháp hóa lãnh sự trực tuyến tại Cổng thông tin điện tử về công tác lãnh sự
- Trường hợp nộp trực tiếp thì chuẩn bị mang theo giấy tờ tùy thân(CMND/CCCD/Hộ chiếu)
- Nếu nộp qua đường bưu điện thì chuẩn bị bản sao không chứng thực giấy tờ tùy thân.
Hướng dẫn cách hợp pháp hóa lãnh sự giấy chứng tử
Cách 1: Hợp pháp hóa lãnh sự ở nước ngoài
Giấy chứng tử do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp cần xin xác nhận chữ ký, con dấu của cơ cấp cấp, sau đó đến Bộ Ngoại giao của nước đó để thực hiện việc xác nhận, đóng dấu xác nhận. Rồi mang giấy hồ sơ đến cơ quan Lãnh sự của Việt Nam đặt tại nước sở tại để hợp pháp hóa lãnh sự.
Gia đình, thân nhân của người đã qua đời cần sử dụng giấy chứng tử tại Việt Nam để phục vụ cho việc phân chia tài sản, thủ tục hành chính khác có liên quan… thì cần phải tiến hành thêm thủ tục dịch thuật công chứng.
Cách 2: Hợp pháp hóa lãnh sự ở Việt Nam
Để hợp pháp hóa lãnh sự giấy chứng tử ở Việt Nam thì tối thiểu phải làm đến bước có con dấu xác nhận của Bộ ngoại giao của nước đó lên giấy tờ. Khi mang hồ sơ sang Việt Nam thì đem đến Đại sứ quán/Lãnh sự quán nước ngoài tại Việt Nam để hợp pháp hóa lãnh sự.
Khi đã hoàn tất các khâu nêu trên, bạn tiến hành dịch giấy chứng tử và công chứng tư pháp để được các cơ quan tại Việt Nam tiếp nhận.
Nghe thì có vẻ thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự giấy chứng tử cũng khá đơn giản. Tuy nhiên, khi thực hiện bạn sẽ gặp một số khó khăn như: thủ tục pháp lý liên tục thay đổi; hồ sơ yêu cầu dịch thuật, dịch công chứng khác nhau; chờ đợi tiếp nhận và giải quyết hồ sơ tại nhiều cơ quan hành chính…
Vậy nếu bạn chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực này thì các bạn nên lựa chọn đơn vị uy tín để hỗ trợ mình. Điều này sẽ giúp các bạn tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức phải bỏ ra. Nếu bạn có vướng mắc hay khó khăn trong quá trình thực hiện thủ tục, hãy liên hệ dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự giấy chứng tử PNVT nhé!
Xem thêm: