Home Dịch vụ HPHLS, CNLS Sở ngoại vụ TPHCM Dịch thuật công chứng, HPHLS hồ sơ xin GPLĐ Việt Nam

Dịch thuật công chứng, HPHLS hồ sơ xin GPLĐ Việt Nam

Ai cũng muốn xin được giấy phép lao động, tuy nhiên rất ít người tự thực hiện được thủ tục này. Đa phần các trường hợp tự làm đều bị rớt giấy phép lao động, bởi hồ sơ không được chuẩn bị đầy đủ, khi qua kiểm tra xét duyệt của cơ quan chức năng thì hồ sơ không hợp lệ, có trường hợp một vài giấy tờ chưa được dịch sang tiếng Việt, công chứng tư pháp và hợp pháp hóa sự Việt Nam.

Vậy tại sao hồ sơ xin giấy phép lao động bắt buộc phải dịch thuật công chứng, hợp pháp hóa lãnh sự Việt Nam? Giấy tờ trong trường hợp nào không cần dịch thuật công chứng, hợp pháp hóa lãnh sự Việt Nam? Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

Vì sao hồ sơ xin giấy phép lao động bắt buộc phải dịch thuật công chứng, hợp pháp hóa lãnh sự?

Giấy phép lao động là loại giấy tờ được cấp cho người nước ngoài đủ điều kiện làm việc tại Việt Nam. Khi người nước ngoài thực hiện hồ sơ xin giấy phép lao động phải có những loại giấy tờ cần thiết được cấp ở nước ngoài chứng minh họ thuộc đối tượng cũng như đảm bảo họ đủ điều kiện được cấp giấy phép lao động.

Dịch thuật công chứng, HPHLS hồ sơ xin GPLĐ Việt Nam
Dịch thuật công chứng, HPHLS hồ sơ xin GPLĐ Việt Nam

Vì vậy để các cơ quan chức năng của Việt Nam có thể đọc hiểu những loại giấy tờ bằng tiếng nước ngoài, đồng thời xác định tính pháp lý, chuẩn xác của các loại giấy tờ này (không phải là giấy tờ giả mạo…) thì hồ sơ xin cấp giấy phép lao động phải được dịch thuật công chứng và hợp pháp hóa lãnh sự Việt Nam.

Người nước ngoài đến Việt Nam làm việc thuộc nhiều quốc gia, và sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Khi hồ sơ được dịch sang tiếng Việt, công chứng tư pháp, hợp pháp hóa lãnh sự, cơ quan chức năng Việt Nam mới có thể kiểm tra, xem xét, đối chiếu các thông tin trong hồ sơ, đánh giá sự đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ, để đưa ra kết luận cấp giấy phép lao động hay không cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài muốn làm việc tại Việt Nam.

Vì vậy, với hồ sơ làm giấy phép lao động, ngoại trừ những quốc gia với những loại giấy tờ được miễn hợp pháp hóa lãnh sự Việt Nam (theo điều ước quốc tế giữa Việt Nam với các nước) song vẫn phải được dịch sang tiếng Việt và công chứng tư pháp, thì tất cả các văn bản, giấy tờ bằng tiếng nước ngoài đều phải tiến hành dịch thuật công chứng và hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Các loại giấy tờ trong hồ sơ xin giấy phép lao động phải dịch thuật công chứng, hợp pháp hóa lãnh sự Việt Nam

Quy định tại khoản 9a,b điều 10, nghị định 11/2016/NĐ-CP của Chính Phủ thì các loại giấy tờ bằng tiếng nước ngoài như: Giấy chứng nhận sức khỏe (giấy khám sức khỏe); Lý lịch tư pháp; Giấy tờ chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật (bằng cấp, kinh nghiệm làm việc, thư bổ nhiệm…) phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực, hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Loại giấy tờ với trường hợp không cần dịch thuật công chứng, hợp pháp hóa lãnh sự Việt Nam

Như đã nói ở trên hầu hết các giấy tờ xin giấy phép lao động bằng tiếng nước ngoài muốn sử dụng tại Việt Nam thì đều phải tiến hành dịch sang tiếng Việt và công chứng tư pháp;

Nhưng với việc hợp pháp hóa lãnh sự Việt Nam thì tùy theo từng trường hợp, dưới đây là những trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự, song vẫn phải dịch sang tiếng Việt, công chứng tư pháp theo quy định của pháp luật, cụ thể:

+ Các trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo quy định của pháp luật.

Chẳng hạn: hồ sơ xin cấp giấy phép lao động của người Nga được miễn hợp pháp hóa lãnh sự bằng cấp, lý lịch tư pháp, hồ sơ xin cấp giấy phép lao động của người Ucraina được miễn hợp pháp hóa lãnh sự bằng cấp nhưng phải có con dấu lãnh sự của Đại Sứ Quán Ucraina tại Việt Nam ở Hà Nội… (Hồ sơ du học của người Pháp tuy được miễn bằng cấp, bảng điểm ….khi hợp pháp hóa lãnh sự nhưng hồ sơ xin cấp giấy phép lao động của người Pháp tại Việt Nam đều phải tiến hành hợp pháp hóa lãnh sự).

Do đó, để biết quốc gia nào, giấy tờ nào được miễn hợp pháp hóa lãnh sự Việt Nam thì bạn hãy gọi đến chuyên gia xử lý hồ sơ làm giấy phép lao động của PNVT để được tư vấn và hỗ trợ nhé.

+ Theo nghị định 11/2016/NĐ-CP với trường hợp giấy tờ chứng minh người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động hay cấp lại giấy phép lao động trong trường hợp bị mất, thay đổi nội dung ghi trong giấy phép lao động, giấy phép lao động đã được cấp còn thời hạn ít nhất 05 ngày nhưng không quá 45 ngày (quy định tại khoản 3, điều 14), nếu giấy tờ là của nước ngoài thì được miễn hợp pháp hóa lãnh sự, nhưng phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Và dĩ nhiên, những loại giấy tờ như giấy khám sức khỏe, lý lịch tư pháp được cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam cấp thì không cần phải dịch sang tiếng Việt, công chứng tư pháp, hợp pháp hóa lãnh sự Việt Nam.

PNVT nơi đáp ứng nhu cầu dịch thuật công chứng, hợp pháp hóa lãnh sự Việt Nam

PNVT là chữ viết tắt của công ty Dịch thuật Phú Ngọc Việt, là một trong TOP những công ty cung cấp dịch vụ cho người nước ngoài có uy tín tại TPHCM. PNVT phát triển đa dạng các dịch vụ như: dịch thuật công chứng, hợp pháp hóa lãnh sự, gia hạn visa, làm thẻ tạm trú, xin giấy phép lao động, giấy miễn thị thực 5 năm, đổi giấy phép lái xe quốc tế, đổi giấy phép lái xe cho người nước ngoài tại Việt Nam…

Đặc biệt, PNVT cung cấp dịch vụ làm giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam, vì vậy từ khâu dịch thuật, công chứng tư pháp đến xử lý hồ sơ xin giấy phép lao động đều được chuyên gia của PNVT hỗ trợ.

Doanh nghiệp, người nước ngoài không cần phải làm gì nhiều, chỉ cần gửi hồ sơ xin giấy phép lao động cho PNVT, chuyên gia của chúng tôi sẽ tư vấn những loại giấy tờ nào cần dịch thuật công chứng, hợp pháp hóa lãnh sự, đặc biệt là hỗ trợ giải quyết các tình huống hồ sơ khó (bằng cấp chưa phù hợp với vị trí sẽ làm việc, giấy xác nhận kinh nghiệm làm việc chưa phù hợp với vị trí xin việc làm, chuyển đổi công ty làm việc,…).

Do đó hãy đến với PNVT để được tư vấn và hỗ trợ xử lý hồ sơ xin giấy phép lao động, hồ sơ cần dịch thuật công chứng, hợp pháp hóa lãnh sự nhé.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.