Hợp pháp hoá lãnh sự được xem là khâu vô cùng quan trọng, giúp tài liệu, giấy tờ nước ngoài được công nhận và sử dụng tại Việt Nam. Đa phần giấy tờ, tài liệu nước ngoài phải tiến hành thủ tục hợp pháp hoá lãnh sự, song có những giấy tờ được miễn hợp pháp hoá lãnh sự, những loại giấy tờ không được hợp pháp hoá lãnh sự. Để tìm hiểu vấn đề này, chúng ta cùng dành vài phút lướt qua bài viết này nhé.
Hợp pháp hoá lãnh sự là gì?
Hợp pháp hóa lãnh sự là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam.
Các giấy tờ, tài liệu được miễn hợp pháp hóa lãnh sự Việt Nam
1) Giấy tờ, tài liệu được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên, hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
2) Giấy tờ, tài liệu được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3) Giấy tờ, tài liệu được chuyển giao trực tiếp hoặc qua đường ngoại giao giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
4) Giấy tờ, tài liệu mà cơ quan tiếp nhận của Việt Nam hoặc của nước ngoài không yêu cầu phải hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự phù hợp với quy định pháp luật tương ứng của Việt Nam hoặc của nước ngoài.
Xem danh sách các nước cùng tài liệu được miễn hợp pháp hoá lãnh sự Việt Nam tại đây.
Nếu bạn còn thắc về vấn đề này, hãy gọi cho nhân viên của PNVT chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhé.
Những giấy tờ, tài liệu không được hợp pháp hóa lãnh sự Việt Nam
Những loại giấy tờ, tài liệu không được hợp pháp hoá lãnh sự Việt Nam gồm:
1) Giấy tờ, tài liệu bị sửa chữa, tẩy xóa nhưng không được đính chính theo quy định pháp luật.
2) Giấy tờ, tài liệu giả mạo hoặc được cấp, chứng nhận sai thẩm quyền theo quy định pháp luật.
3) Giấy tờ, tài liệu có nội dung không phù hợp với chủ trương, chính sách của Nhà nước Việt Nam
4) Giấy tờ, tài liệu có các chi tiết mâu thuẫn với nhau hoặc mâu thuẫn với giấy tờ, tài liệu khác trong hồ sơ đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự. 5) Giấy tờ, tài liệu đồng thời có con dấu và chữ ký không được đóng trực tiếp và ký trực tiếp trên giấy tờ, tài liệu. Con dấu, chữ ký sao chụp dưới mọi hình thức đều không được coi là con dấu gốc, chữ ký gốc.
Yêu cầu cụ thể đối với giấy tờ, tài liệu đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự
– Là giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để được công nhận và sử dụng ở Việt Nam.
– Giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự (đã được Bộ Ngoại giao nước sở tại, cơ quan khác của nước ngoài được ủy quyền chứng nhận).
– Mẫu con dấu, mẫu chữ ký và chức danh của các cơ quan và người có thẩm quyền của nước ngoài phải được giới thiệu trước cho Cơ quan đại diện Việt Nam.
Bạn có thể tự thực hiện thủ tục hợp pháp hoá lãnh sự hoặc sử dụng dịch vụ hợp pháp hoá lãnh sự để nhanh chóng có kết quả trong 2 ngày. Hãy liên hệ với PNVT chúng tôi khi các bạn cần tư vấn và hỗ trợ thực hiện thủ tục hợp pháp hoá lãnh sự nhé.