Home Dịch vụ HPHLS, CNLS Sở ngoại vụ TPHCM Dịch thuật, hợp pháp hóa lãnh sự chứng chỉ hộ lý nước ngoài

Dịch thuật, hợp pháp hóa lãnh sự chứng chỉ hộ lý nước ngoài

Hộ lý – ngành nghề khá phổ biến trong thời kỳ hiện nay, công việc này cũng như phụ tá của bác sĩ nhưng vất vả hơn nhiều so với y tá. Cụ thể hộ lý là người chăm sóc, giúp đỡ các bệnh nhân tại bệnh viện trong việc ăn uống, đi vệ sinh cá nhân, di chuyển đi lại, lau dọn phòng bệnh, hành lang trong bệnh viện…

Chứng chỉ hộ lý sẽ được cơ quan có thẩm quyền cấp cho ứng viên đáp ứng đủ điều kiện, chương trình thi tuyển. Nếu bạn đã được cấp chứng chỉ hộ lý tại nước ngoài và cần sử dụng cho công việc, thủ tục khác tại Việt Nam thì phải thực hiện thủ tục dịch thuật, hợp pháp hóa lãnh sự để công nhận giá trị pháp lý của chứng chỉ.

Hợp pháp hóa lãnh sự chứng chỉ hộ lý là gì?

Về khái niệm cơ bản, hợp pháp hóa lãnh sự chứng chỉ hộ lý là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tiến hành xác thực thông tin về chữ ký, con dấu và chức danh thể hiện trên chứng chỉ. Thông qua con dấu hợp pháp hóa, đơn vị tiếp nhận có thể biết chính xác về thông tin của cơ quan nước ngoài đã cấp chứng chỉ có thật hay không?

hợp pháp hóa lãnh sự chứng chỉ hộ lý nước ngoài

Hợp pháp hóa lãnh sự chứng chỉ hộ lý chỉ mang tính xác thực về mặt hình thức và cơ quan có thẩm quyền ban hành, không bao gồm việc xác nhận nội dung của chứng chỉ. Để kiểm tra rõ nội dung trong chứng chỉ hộ lý bạn cần dịch thuật công chứng sau khi đã có dấu hợp pháp hóa.

Điều kiện dịch thuật, hợp pháp hóa lãnh sự chứng chỉ hộ lý

Theo Nghị định 111/2011/NĐ-CP và Thông tư 01/2012/TT-BNG về điều kiện để hợp pháp hóa lãnh sự chứng chỉ hộ lý và sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam là:

  • Chứng chỉ không bị sửa chữa, tẩy xóa và không được đính chính theo quy định pháp luật.
  • Chứng chỉ có mâu thuẫn với nội dung bên trong hoặc mâu thuẫn với giấy tờ, tài liệu khác trong hồ sơ hợp pháp hóa.
  • Chứng chỉ giả mạo hoặc được cấp, chứng nhận sai thẩm quyền theo quy định pháp luật nước ngoài/Việt Nam.
  • Chứng chỉ có chữ ký/con dấu không phải là chữ ký gốc/con dấu gốc.
  • Chứng chỉ có nội dung xâm phạm lợi ích của Nhà nước CHXHCN Việt Nam.

Đối với việc dịch thuật công chứng chứng chỉ hộ lý đã hợp pháp hóa lãnh sự, thì điều kiện cần đáp ứng bao gồm:

  • Điều kiện về chủ thể dịch thuật: phải là cộng tác viên(CTV) của tổ chức hành nghề công chứng. Trường hợp không phải CTV thì phải là người có đầy đủ các bằng cấp dịch thuật ngôn ngữ trên chứng chỉ và phải tiến hành đăng ký công bố chữ ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
  • Điều kiện về văn bản nguồn: phải là chữ ký thật, chữ ký sống không công chứng bản dịch đối với bản gốc là chữ ký in màu, chữ ký photo màu…

Dịch thuật, hợp pháp hóa lãnh sự chứng chỉ hộ lý tại PNVT

Bạn đang muốn dịch thuật, hợp pháp hóa lãnh sự chứng chỉ hộ lý nhưng còn e ngại về:

  • Khâu chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ có quá nhiều thứ không biết bắt đầu từ đâu?
  • Thủ tục mỗi nơi mỗi khác không biết nên thực hiện như thế nào?
  • Nhiều loại giấy tờ trong hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự cần chuẩn bị cả bản dịch/bản chụp bản dịch nhưng bạn làm không đầy đủ bị trả hồ sơ?
  • Phải di chuyển nhiều nơi trong khi bạn còn có công việc khác?
  • Bạn có quá nhiều công việc cần làm, không có thời gian chờ đợi hợp pháp hóa?

Nếu bạn đang rơi vào các trường hợp này, thì PNVT ở đây là để hỗ trợ bạn thực hiện toàn bộ các quy trình thủ tục hành chính phức tạp khi hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ nước ngoài đấy!

Với kinh nghiệm chinh chiến hơn 13 năm trong lĩnh vực dịch thuật, hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ nước ngoài chúng tôi hoàn toàn có thể giúp cho bạn có được chứng chỉ hộ lý sử dụng hợp pháp tại Việt Nam. Liên hệ ngay để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ giải đáp các thắc mắc liên quan.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.