Home Dịch vụ khác Ai có thể ký tên trên bản dịch chứng thực?

Ai có thể ký tên trên bản dịch chứng thực?

Hỏi: Ai có thể ký tên trên bản dịch chứng thực?

Hợp pháp hó lãnh sự ở đâu?

Dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự

Trả lời:

Để trả lời câu hỏi này, chúng ta trước hết xem thực tế một bộ bản dịch công chứng đúng theo quy định gồm 3 phần:

Ai có thể ký tên trên bản dịch chứng thực?

  • 01 bản dịch của ngôn ngữ đích: là bản in ra sau khi được dịch từ bản chính tương ứng.
  • 01 tờ xác nhận rời và/hoặc cùng nằm trong cùng tờ bản dịch sau cùng. Tờ xác nhận này là ranh giới giữa bản gốc và bản dịch.
  • 01 bản chính của ngôn ngữ nguồn nằm dưới cùng: là bản có con dấu và/hoặc chữ ký của cơ quan có thẩm quyền

03 phần này liên quan với nhau thông qua con dấu giáp lai

Trong đó phần xác nhận chúng ta quan sát sẽ thấy: người ký tên tên bản dịch công chứng gồm Người dịch và Trưởng phòng hay phó phòng tư pháp.

Ai có thể ký tên trên bản dịch chứng thực

Căn cứ pháp lý:

Quy định người dịch, chứng thực chữ ký người dịch theo nghị định 23/2015/NĐ-CP

Quy định người dịch, chứng thực chữ ký người dịch theo nghị định 23/2015/NĐ-CP được thể hiện ở mục 4, với 7 điều từ điều 27 đến điều 33, cụ thể:

Điều 27: Tiêu chuẩn, điều kiện của người dịch: phải có hành vi dân sử đầy đủ, có bằng cử nhân ngoại ngữ trở lên về thứ tiếng nước ngoài cần dịch, thông thạo ngôn ngữ cần dịch.

Điều 28. Cộng tác viên dịch thuật: phải đảm bảo những tiêu chuẩn ở điều 27, và phải đăng ký và ký hợp đồng làm công tác viên của phòng tư pháp, danh sách được niêm yết công khai

Điều 29. Đăng ký chữ ký mẫu: người dịch là công tác viên của phòng tư pháp phải
đăng ký chữ ký mẫu tại Phòng Tư pháp. Khi đăng ký chữ ký mẫu, người dịch phải nộp Văn bản đề nghị đăng ký chữ ký mẫu và trực tiếp ký trước mặt Trưởng Phòng Tư pháp 03 (ba) chữ ký mẫu trong Văn bản đề nghị đăng ký chữ ký mẫu.

Điều 30. Trách nhiệm của người dịch và người thực hiện chứng thực chữ ký người dịch:

+ Với người dịch thì phải chịu trách nhiệm về nội dung bản dịch trước khách hàng, trước cơ quan thực hiện chứng thực; không được dịch những giấy tờ, văn bản theo quy định của pháp luật.

+ Người thực hiện chứng thực chịu trách nhiệm về tính xác thực về chữ ký của người dịch trong bản dịch.

Điều 31. Thủ tục chứng thực chữ ký người dịch

Điều 32. Giấy tờ, văn bản không được dịch để chứng thực chữ ký người dịch

Điều 33. Thời hạn chứng thực chữ ký người dịch

Để xem toàn văn Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì bạn hãy bấm vào link tại đây.

Như vậy, để trả lời câu hỏi Ai có thể ký tên trên bản dịch chứng thực? – chúng ta sẵn sàng đáp là  người ký tên tên bản dịch công chứng gồm Người dịch và Trưởng phòng hay phó phòng tư pháp.

4/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.