Là ngôn ngữ được viết từ ít nhất thế kỷ thứ bảy. Hệ chữ viết này đã hình thành và được sử dụng qua hàng thế kỷ và được trên 16 triệu người ở Campuchia sử dụng và xem đây là ngôn ngữ chính thức. Nó cũng là ngôn ngữ của một nhóm người ở Việt Nam và đông bắc Thái Lan.
Bạn có biết đó là ngôn ngữ nào không? PNVT giới thiệu hiểu biết của mình qua việc tham khảo tài liệu về tiếng Khmer các bạn nhé.
Tiếng Khmer được trên 16 triệu người ở Campuchia sử dụng, nó được xem là ngôn ngữ chính thức ở đây, và cũng được người Khmer ở Việt Nam và đông bắc Thái Lan sử dụng.
Tiếng Khmer thuộc nhóm Môn-Khmer trong hệ Nam Á (Hệ Nam Á, gồm có cả tiếng Môn, tiếng Việt và tiếng Munda, đã được nghiên cứu từ năm 1856 và được xem như một ngữ hệ vào năm 1907). Tiếng Khmer là ngôn ngữ của người Khmer và là ngôn ngữ chính thức của Campuchia. Đây là ngôn ngữ phổ biến thứ hai trong ngữ hệ Nam Á (sau tiếng Việt). Tiếng Khmer chịu ảnh hưởng bởi tiếng Phạn và tiếng Pali qua Ấn Độ giáo và Phật giáo. Đây là ngôn ngữ được ghi nhận sớm với hệ chữ viết lâu đời nhất.
Tiếng Khmer chủ yếu là dạng ngôn ngữ phân tích, đơn lập. Không có biến tố, chia động từ hay hậu tố cách ngữ pháp. Tiểu từ và trợ từ được dùng để xác định mối quan hệ ngữ pháp. Cấu trúc từ nói chung là chủ từ –động từ–tân ngữ(subject–verb–object). Từ phân loại (classifier) thường xuất hiện sau số khi đếm danh từ. Đối với ngôn ngữ nói, cấu trúc đề – thuyết (topic-comment) khá phổ biến. Khi giao tiếp hội thoại thì mối quan hệ xã hội sẽ xác định cách dùng từ (như đại từ và kính ngữ).
Tiếng Khmer không phải là ngôn ngữ thanh điệu, nên đây là điểm khác của tiếng Khmer so với những ngôn ngữ khác (tiếng Thái, tiếng Miến Điện, tiếng Lào và tiếng Việt). Tuy nhiên do sự gần gũi về văn hóa, địa lý nên tiếng Khmer ở các vùng miền khác nhau sẽ chịu ảnh hưởng bởi tiếng Chăm, tiếng Việt, tiếng Thái và tiếng Lào.
Đa số người Khmer nói phương ngữ Trung Khmer. Có khoảng 90% dân số sử dụng tiếng Khmer, bởi nó được sử dụng phổ biến trong quản lý hành chính nhà nước, giáo dục truyền đạt kiến thức ở mọi cấp độ hay trên các phương tiện truyền thông…
Ngoài ra, ở Campuchia còn sử dụng tiếng Pháp và tiếng Anh:
Sau năm 1867, Thực dân Pháp mở rộng vùng thuộc địa của mình đến Campuchia. Tiếng Pháp đã từng trở thành ngôn ngữ chính thức ở Đông Dương với ba nước: Việt Nam, Lào và Campuchia. Hiện một số trường học do chính phủ Pháp tài trợ và một số người lớn tuổi ở Campuchia vẫn đang còn sử dụng tiếng Pháp.
Năm 1993, tiếng Anh dần thay thế tiếng Pháp. Hiện nay, các biển báo trên đường phố thường được viết song ngữ, gồm tiếng Khmer và tiếng Anh. Nhiều trường học và một số ấn phẩm báo chí sử dụng Tiếng Anh ngày càng nhiều. Tiếng Anh xuất hiện trên tem và tiền của Campuchia thay vì tiếng Pháp như trước đây, và nó sớm trở thành ngoại ngữ chính trong các hoạt động ngoại giao và kinh doanh thương mại với các nước khác.
Nếu bạn cần một đơn vị uy tín, tin cậy để dịch từ tiếng Việt sang Tiếng Campuchia (tiếng Khmer) hoặc từ tiếng Campuchia sang tiếng Việt hoặc hợp pháp hóa lãnh sự tiếng Khmer để xin giấy phép lao động? Hãy liên hệ với công ty dịch thuật Phú Ngọc Việt (PNVT) chúng tôi để được cung cấp dịch vụ dịch thuật tiếng Campuchia/Khmer tốt nhất. Công ty dịch thuật PNVT chúng tôi đảm bảo dịch thuật nhanh chóng, chính xác với chi phí dịch vụ hợp lý mà rất ít Công ty dịch thuật tại thành phố Hồ Chí Minh có thể thực hiện. Quý khách hàng có thể yên tâm và tin tưởng các bản dịch của chúng tôi, bởi chúng tôi có đội ngũ biên, phiên dịch là người bản xứ – làm ở đài phát thanh truyền hình tiếng Khmer, am hiểu về ngôn ngữ và nhiều lĩnh vực chuyên ngành khác. Chúng tôi có kinh nghiệm hơn 10 năm trong việc biên, phiên dịch tiếng Khmer nên chúng tôi đã được nhiều khách hàng lớn trong và ngoài nước tín nhiệm và hợp tác. Các bạn có thể truy cập trang https://dichthuat.org/ để tìm hiểu về chúng tôi.
Nếu các bạn cần gấp bản dịch kèm công chứng thì hãy liên hệ với chúng tôi theo thời gian giao dịch dưới đây:
+ Thời gian gởi file cần dịch qua địa chỉ Email: pnvtvn@gmail.com trước 9 giờ sáng
+ Thời gian gởi tài liệu gốc: trước 14 giờ chiều
Công Ty PNVT chúng tôi rất hân hạnh khi được phục vụ các bạn.
Xem thêm:
Việt Nam miễn hợp pháp hóa lãnh sự với loại giấy tờ nào của Nhật