Hợp pháp hóa lãnh sự (legalized documents) là một khâu vô cùng quan trọng khi người nước ngoài thực hiện thủ tục hành chính tại Việt Nam. Và thực tế không phải tài liệu nào cũng yêu cầu phải hợp pháp hóa lãnh sự. Bởi Việt Nam có chính sách miễn hợp pháp hóa lãnh sự cho một số quốc gia với một số tài liệu nhất định.
Giấy tờ do cơ quan của nước ngoài cấp yêu cầu hợp pháp hóa lãnh sự
Hợp pháp hóa lãnh sự là thủ tục được thực hiện với những giấy tờ tùy thân do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp cho cá nhân như: hộ chiếu, thẻ căn cước hoặc các giấy tờ khác như thẻ thường trú, thẻ cư trú, giấy phép lái xe, bằng tốt nghiệp, chứng chỉ và bảng điểm kèm theo bằng tốt nghiệp, chứng chỉ thì không phải hợp pháp hóa lãnh sự khi chứng thực bản sao từ bản chính. Trường hợp yêu cầu chứng thực chữ ký người dịch trên bản dịch các giấy tờ này thì cũng không phải hợp pháp hóa lãnh sự. (Điều 6- thông tư số 20/2015/TT-BTP của Bộ Tư Pháp ngày 29 tháng 12 năm 2015). Xem thêm thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự
Những giấy tờ được miễn hợp pháp hóa lãnh sự Việt Nam
Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì những loại giấy tờ dưới đây được miễn hợp pháp hóa lãnh sự:
1) Giấy tờ, tài liệu được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2) Giấy tờ, tài liệu mà cơ quan tiếp nhận của Việt Nam hoặc của nước ngoài không yêu cầu phải hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự phù hợp với quy định pháp luật tương ứng của Việt Nam hoặc của nước ngoài.
3) Giấy tờ, tài liệu được chuyển giao trực tiếp hoặc qua đường ngoại giao giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
4) Giấy tờ, tài liệu được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên, hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
Xem danh sách các nước cùng tài liệu được miễn hợp pháp hoá lãnh sự Việt Nam tại đây.
Điều chú ý quan trọng: Tùy cơ quan tiếp nhận yêu cầu mà việc miễn hợp pháp hóa lãnh sự này phụ thuộc vào. Chẳng hạn Sở lao động thì bắt buột bằng cấp hay bất kỳ giấy tờ nào đều phải hợp pháp hóa lãnh sự thì mới nhận hồ sơ làm giấy phép lao động.
Những loại giấy tờ không được hợp pháp hóa lãnh sự Việt Nam
Theo quy định, những trường hợp giấy tờ dưới đây không được hợp pháp hoá lãnh sự Việt Nam gồm:
1) Giấy tờ, tài liệu giả mạo hoặc được cấp, chứng nhận sai thẩm quyền theo quy định pháp luật.
2) Giấy tờ, tài liệu có nội dung không phù hợp với chủ trương, chính sách của Nhà nước Việt Nam
3) Giấy tờ, tài liệu bị sửa chữa, tẩy xóa nhưng không được đính chính theo quy định pháp luật.
4) Giấy tờ, tài liệu có các chi tiết mâu thuẫn với nhau hoặc mâu thuẫn với giấy tờ, tài liệu khác trong hồ sơ đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự. 5) Giấy tờ, tài liệu đồng thời có con dấu và chữ ký không được đóng trực tiếp và ký trực tiếp trên giấy tờ, tài liệu. Con dấu, chữ ký sao chụp dưới mọi hình thức đều không được coi là con dấu gốc, chữ ký gốc.
Như vậy, chúng tôi đã khái quát những tài liệu được miễn hợp pháp hóa lãnh sự và những tài liệu buộc phải tiến hành thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự tại Việt Nam. Nếu bạn muốn được tư vấn và hỗ trợ thêm thì hãy gọi cho chuyên gia của PNVT chúng tôi nhé.