Cam kết là văn bản pháp lý ghi nhận sự thỏa thuận về các vấn đề liên quan đến nhiều chủ thể khác nhau và trong đó có chữ ký xác nhận của các bên. Trường hợp một trong các bên không làm đúng với nội dung đã cam kết, thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Đối với những bản cam kết nước ngoài muốn được công nhận tại Việt Nam – làm cơ sở để thực hiện các giao dịch khác cần phải có con dấu xác nhận hợp pháp hóa lãnh sự. Chủ thể nước ngoài có thể thực hiện thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự cam kết trên bản gốc, bản sao hoặc bản dịch.
Mục đích của việc hợp pháp hóa lãnh sự cam kết
Mục đích chính của bản cam kết là để các bên thực hiện đúng với những điều khoản đã thỏa thuận, chịu trách nhiệm pháp lý với hành vi của mình. Còn mục đích chính của việc hợp pháp hóa lãnh sự cam kết nước ngoài là xác thực thông tin đã cung cấp thông qua chữ ký, con dấu, chức danh.
Từ đó, cơ quan Việt Nam có cơ sở để công nhận giá trị của bản cam kết nước ngoài trên lãnh thổ VN. Con dấu hợp thức hóa thường được nhiều chủ thể xin xác nhận trên bản dịch thuật cam kết, vì như thế sẽ tiết kiệm thời gian hơn so với việc dịch công chứng bổ sung sau khi được hợp pháp hóa lãnh sự.
Giao dịch dân sự cần sử dụng bản cam kết rất đa dạng. Mọi thỏa thuận, “lời hứa”, bàn giao công việc, nhận trách nhiệm… đều có thể lập thành bản cam kết. Ví dụ về bản cam kết như: cam kết được cử đi đào tạo và trở lại làm việc; cam kết thực hiện nghĩa vụ; cam kết thi công dự án…
Tóm lại, phụ thuộc vào nội dung bản cam kết thì mục đích sử dụng chúng sẽ khác nhau. Nhưng nhìn chung, giá trị pháp lý của bản cam kết nước ngoài tại VN chỉ tồn tại khi đã được thông qua hợp thức hóa.
Hợp pháp hóa lãnh sự cam kết như thế nào?
Việc hợp pháp hóa lãnh sự cam kết nước ngoài được thực hiện theo quy trình sau:
- Bạn tìm đến công ty/trung tâm dịch thuật để dịch cam kết sang tiếng Việt hoặc tự mình dịch thuật khi đáp ứng các điều kiện pháp luật đã quy định.
- Chuẩn bị hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự bao gồm: tờ khai đề nghị HPHLS; Bản gốc+bản sao không chứng thực+bản dịch+bản chụp bản dịch cam kết nước ngoài và bản sao giấy tờ tùy thân(CMND/CCCD/Hộ chiếu) của người nộp hồ sơ.
- Nộp hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự tại Cục lãnh sự (TP. Hà Nội) hoặc Sở ngoại vụ TP. Hồ Chí Minh để được xét duyệt. Nộp lệ phí và chờ kết quả theo giấy hẹn của cơ quan nhà nước.
- Dịch thuật công chứng cam kết.
Lệ phí hợp pháp hóa lãnh sự cam kết nước ngoài
Lệ phí hợp pháp hóa lãnh sự cam kết nước ngoài là 30.000 đồng/lần. Phí cấp bản sao giấy cam kết là 5.000 đồng/lần. Mức lệ phí này chỉ bao gồm mức phí mà nhà nước Việt Nam quy định để xác nhận con dấu hợp thức hóa (chưa kể các khoản dịch thuật, chứng nhận lãnh sự nước ngoài, công chứng bản dịch)
Trong đó:
- Phí dịch thuật sẽ phụ thuộc vào đơn vị/công ty dịch vụ hỗ trợ bạn;
- Phí chứng nhận lãnh sự sẽ tuân theo quy định của cơ quan nước ngoài liên quan;
- Phí công chứng bản dịch sẽ thực hiện theo pháp luật Việt Nam về công chứng.
Bên cạnh các trường hợp bắt buộc thu lệ phí HPHLS thì còn một số trường hợp được miễn trừ như sau:
- Tài liệu phục vụ trực tiếp cho hoạt động của cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Theo Điều ước quốc tế được VN công nhận;
- Dựa trên cơ sở quan hệ ngoại giao giữa VN và các nước liên quan theo quyết định cụ thể của Bộ Ngoại Giao.
Trên đây là toàn bộ thông tin bạn cần biết về việc hợp pháp hóa lãnh sự cam kết, nếu còn vướng mắc hay cần hỗ trợ tư vấn chi tiết hơn vui lòng gọi ngay vào số Hotline của chúng tôi!
Xem thêm: