Mỗi thời điểm cụ thể khái niệm “Hợp pháp hóa lãnh sự là gì” được trình bày khác nhau. Để hiểu rõ về thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự, lý giải vấn đề tại sao phải hợp pháp hóa lãnh sự các tài liệu nước ngoài sử dụng ở Việt Nam thì các bạn hãy xem nội dung khái niệm hợp pháp hóa lãnh sự với từng giai đoạn khác nhau được nêu cụ thể dưới đây.
Hợp pháp hóa lãnh sự là gì theo thông tư 1413-NG/TT của Bộ Ngoại Giao
Ngày 31/7/1995, Bộ Ngoại Giao đã ban hành thông tư 1413-NG/TT về quy định thể lệ hợp pháp hóa lãnh sự.
Thông tư 1413-NG/TT có đưa ra khái niệm hợp pháp hóa lãnh sự là gì? Và dưới đây là nội dung cụ thể:
Hợp pháp hoá lãnh sự là việc chứng nhận chữ ký và con dấu trên những giấy tờ, tài liệu chính thức do cơ quan, tổ chức trong khu vực lãnh sự ở nước tiếp nhận lập hoặc công chứng để sử dụng ở Việt Nam hoặc những giấy tờ, tài liệu chính thức do cơ quan, tổ chức Việt Nam lập hoặc công chứng để sử dụng trong khu vực lãnh sự ở nước tiếp nhận, và chứng thực sự phù hợp về hình thức văn bản của những giấy tờ, tài liệu đó với pháp luật nước lập văn bản.
Việc hợp pháp hoá do viên chức lãnh sự tiến hành tại trụ sở cơ quan lãnh sự hoặc do viên chức ngoại giao được uỷ nhiệm thực hiện chức năng lãnh sự tiến hành tại trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao. Những người này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi hợp pháp hoá của mình.
Hợp pháp hóa lãnh sự là gì theo theo nghị định 111/2011/NĐ-CP của Chính Phủ
Căn cứ khoản 2, điều 2, nghị định 111/2011/NĐ-CP của Chính Phủ cấp ngày ngày 05 tháng 12 năm 2011 về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự thì khái niệm hợp pháp hóa lãnh sự là gì được quy định và nói rõ như sau:
“Hợp pháp hóa lãnh sự” là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam.
Hợp pháp hóa lãnh sự tài liệu, giấy tờ nước ngoài là quy định bắt buộc (ngoại trừ một số loại giấy tờ của một số nước được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Danh sách các nước và giấy tờ được miễn hợp pháp hóa lãnh sự Việt Nam mới nhất
bởi đây là thủ tục khẳng định tính pháp lý của tài liệu và do chính cơ quan có thẩm quyền xác nhận, do đó, các cơ quan khác trên lãnh thổ Việt Nam sẽ tin tưởng và công nhận tài liệu được sử dụng hợp pháp ở Việt Nam.
Hợp pháp hóa lãnh sự khác chứng nhận lãnh sự, bởi “chứng nhận lãnh sự” là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của Việt Nam để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng ở nước ngoài.
Quy trình hợp pháp hóa lãnh sự là gì?
Quy trình hợp pháp hóa lãnh sự là các bước hay trình tự thực hiện thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự tài liệu, hồ sơ, giấy tờ để chúng được công nhận và sử dụng ở Việt Nam. Dưới đây là quy trình hợp pháp hóa lãnh sự tài liệu, giấy tờ, hồ sơ nước ngoài sử dụng ở Việt Nam.
Các bạn có thể thấy khái niệm “hợp pháp hóa lãnh sự là gì?” theo nghị định 111/2011/NĐ-CP ban hành năm 2011 rất rõ ràng, và quan trọng là phân biệt rõ vấn đề hợp pháp hóa lãnh sự là để tài liệu được công nhận và sử dụng ở Việt Nam, còn chứng nhận lãnh sự là để tài liệu được công nhận và sử dụng ở nước ngoài. Còn khái niệm hợp pháp hóa lãnh sự là gì được đề cập trong thông tư 1413-NG/TT năm 1995 thì nêu khá chung chung, và khái quát. Để hiểu thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự tài liệu, hồ sơ, giấy tờ của từng loại, các bạn có thể gọi đến PNVT để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất. Hiện dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ điền tờ khai chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự và xử lý hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự nhanh chóng chỉ sau 1-2 ngày làm việc tùy theo từng trường hợp cụ thể.