Home Kiến thức HPLS, CNLS Quy định về hợp pháp hóa lãnh sự Việt Nam

Quy định về hợp pháp hóa lãnh sự Việt Nam

Hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự là quy định hành chính có yếu tố nước ngoài, chỉ áp dụng với một số giấy tờ pháp lý khi sử dụng ở một quốc gia khác. Việc nắm rõ quy định về hợp pháp hóa lãnh sự sẽ giúp các bạn nhanh chóng thực hiện được thủ tục này.

quy định về hợp pháp hóa lãnh sự

Chứng nhận lãnh sự là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của Việt Nam để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng ở nước ngoài.

 Hợp pháp hóa lãnh sự là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam.

Quy định về hợp pháp hóa lãnh sự theo nghị định 111/2021/NĐ-CP

Quy định về hợp pháp hóa lãnh sự theo nghị định 111/2011/NĐ-CP được ban hành ngày 05/12/2011 sẽ trình bày rõ thẩm quyền, trình tự, thủ tục chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự ở Bộ Ngoại Giao, cơ quan Đại diện Việt Nam ở nước ngoài ; nội dung quản lý nhà nước và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự, bao gồm hồ sơ lưu trữ việc chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự…

Ngoài ra, thông qua nghị định này, các bạn sẽ biết rõ các vấn đề:

  • Ngôn ngữ, địa điểm chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự
  • Chi phí chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự
  • Các giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.
  • Các giấy tờ, tài liệu không được chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.

Quy định về hợp pháp hóa lãnh sự theo thông tư 01/2012/TT-BNG

Thông tư số 01/2012/TT-BNG hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định 111/2011/NĐ-CP làm rõ các vần đề về:

  • Cơ quan có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự ở trong nước;
  • Ngôn ngữ chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự;
  • Các giấy tờ, tài liệu có thể được chứng nhận lãnh sự;
  • Các giấy tờ, tài liệu có thể được chứng nhận lãnh sự;
  • Giấy tờ, tài liệu không được chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự;
  • Giấy tờ, tài liệu có con dấu, chữ ký và chức danh không xác định được;
  • Việc gửi hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự qua đường bưu điện;
  • Giới thiệu mẫu con dấu, mẫu chữ ký và chức danh;
  • Lưu giữ mẫu con dấu, mẫu chữ ký và chức danh được giới thiệu chính thức
  • Trình tự, thủ tục chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự

+ Hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự

+ Tiếp nhận hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự

+ Xử lý hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự

+ Thời hạn giải quyết thủ tục chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự

Như vậy, quy định về hợp pháp hóa lãnh sự Việt Nam hiện nay được thể hiện qua 2 văn bản: nghị định 111/2021/NĐ-CP và thông tư 01/2012/TT-BNG. Để thực hiện thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự nhanh trong 1-2 ngày các bạn hãy đến với PNVT. Hiện chúng tôi hỗ trợ xử lý mẫu tờ khai chứng nhận lãnh sự/hợp pháp hóa lãnh sự và sẵn sàng giúp các bạn thực hiện thủ tục dịch thuật, công chứng, hợp pháp hóa lãnh sự trọn gói từ A-Z, mau chóng và tiết kiệm.

2/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.